Nhà máy thủy điện Sơn La là một trong những thủy điện lớn nhất và là niềm tự hào của nhiều kỹ sư tại Việt Nam. Là một công trình trọng điểm quốc gia, nhà máy không chỉ cung cấp lượng lớn điện lưới cho người dân mà còn có vai trò giảm thiểu lũ lụt, cấp nước mùa khô và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực.

Tổng quan về nhà máy thủy điện Sơn La

Quốc gia Việt Nam
Vị trí Ít Ong, Mường La, Sơn La
Tọa độ 21°29′47″B 103°59′42″Đ
Tình trạng Hoạt động cả sáu tổ máy
Khởi công 2005
Khánh thành 2012
Sở hữu Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Loại đập Đập bê tông đầm lăn
Ngăn Sông Đà
Chiều cao 138 m (453 ft)
Chiều dài 1.000 m (3.300 ft)
Chiều rộng (đáy) 90 m (295 ft)
Dung tích đập 3,1 km3 (2.500.000 acre⋅ft)
Dung tích đập tràn 35.000 m3/s (1.200.000 cu ft/s)
Tua bin 6 x 400 MW Tua bin Francis
Công suất lắp đặt 1.600 MW (tối đa: 2.400 MW)
Phát điện hàng năm 10.246 GWh

Tính đến năm 2024, nhà máy thủy điện Sơn La vẫn giữ vững vị trí nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới điện cấp quốc gia.

Tổng quan nhà máy thủy điện Sơn La
Tính đến năm 2024, nhà máy thủy điện Sơn La vẫn giữ vững vị trí nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Việt Nam

Quá trình xây dựng và phát triển của hồ thủy điện Sơn La

Nhà máy Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng vào năm 2005 nhưng trước đó đã có hơn 30 năm khảo sát bởi các chuyên gia từ Viện Thủy điện và Công nghiệp Moskva, Công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Công ty Designing Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển.

Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội khóa X thảo luận, gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn do mực nước thiết kế cao và nằm trong khu vực có nguy cơ động đất cùng với lo ngại về tác động môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng.

Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào ngày 29 tháng 6 năm 2001 nhưng chưa quyết định phương án xây dựng. Tháng 12 năm 2002, báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015.

Năm 2003, EVN hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phương án Sơn La và bắt đầu triển khai công tác tái định cư. Tháng 12/2003, Tổng công ty Sông Đà bắt đầu triển khai xây dựng mặt bằng công trường và thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La.

Quá trình xây dựng nhà máy thủy điện sơn la
Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La chính thức được khởi công xây dựng

Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La chính thức được khởi công xây dựng. Trong quá trình thiết kế và thi công, dự án đã có nhiều thay đổi so với phương án ban đầu như hạ cao trình từ 295m xuống còn 215-230m, thay biện pháp đổ bê tông bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng từ Nhiệt điện Phả Lại, thay đổi từ nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) sang 6 tổ máy (6 x 400 MW).

Để tăng tính an toàn của đập, các chuyên gia từ Nga, Châu Âu và Trung Quốc được mời giám sát và bổ sung tiêu chuẩn chặt chẽ.

Ngày 11 tháng 1 năm 2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất và quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính kết thúc vào ngày 25 tháng 8 năm 2010. Tháng 4 năm 2010, công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ hoàn thành.

Ngày 15 tháng 5 năm 2010, các đơn vị thi công tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5 tháng 11 năm 2010, hồ chứa tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1.

Ngày 20 tháng 8 năm 2010, rotor tổ máy số 1 được lắp đặt thành công và tổ máy này chính thức phát điện vào ngày 7 tháng 1 năm 2011. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, tổ máy cuối cùng (tổ máy số 6) của Nhà máy Thủy điện Sơn La hòa vào lưới điện quốc gia.

Ngày 23 tháng 12 năm 2012, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành, trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m, chiều dài 961,6 m, chiều rộng đáy đập 105 m và chiều rộng đỉnh đập 10 m.

Dung tích hồ chứa thủy điện đạt 9,26 tỷ m³ với tổng công suất lắp máy 2.400 MW và sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, gần bằng 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.

Thông số kỹ thuật thủy điện Sơn La

Thủy điện Sơn La là một công trình quan trọng của cả nước và lớn nhất Đông Nam Á với chủ thầu chính là Tổng công ty Sông Đà.

  • Mực nước dâng bình thường: 215 m
  • Mực nước gia cường: 217 m
  • Mực nước chết: 175 m
  • Diện tích hồ chứa: 224 km²
  • Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỷ m³ nước
  • Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 400 MW
  • Điện lượng bình quân hàng năm: 10,2 tỷ kWh
  • Tổng vốn đầu tư ban đầu: 42.476,9 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỷ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỷ đồng)
  • Vốn thực tế: 60.196 tỷ đồng, tăng khoảng 60% so với ban đầu
  • Diện tích lưu vực: 43.760 km²
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
  • Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà
  • Các nhà thầu phụ: Tổng công ty Lilama, Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty Cổ phần Sông Đà 7, Công ty Cổ phần Sông Đà 9, và nhiều đơn vị khác
  • Tổng số hộ dân phải di chuyển: 17.996 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, và Điện Biên

Cùng với Sơn La, nhà máy thủy điện Hòa Bình cũng là một trong những nhà máy thủy điện quan trọng trên sông Đà, góp phần đáng kể vào hệ thống năng lượng quốc gia. Ngoài ra, thủy điện Bắc Hà ở tỉnh Lào Cai và thủy điện Thác Bà ở tỉnh Yên Bái cũng là những công trình thủy điện quan trọng, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực.

Thông số kĩ thuật nhà máy thủy điện sơn la
Thủy điện Sơn La là một công trình quan trọng của cả nước và lớn nhất Đông Nam Á

Đặc điểm nổi bật và vai trò của thủy điện Sơn La 

Nhắc đến du lịch Tây Bắc, không thể không nhắc đến nhà máy thủy điện Sơn La, một trong những công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Nằm ở bậc thang thứ hai của dòng sông Đà, nhà máy thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia với công suất lắp đặt 2.400MW bao gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW. Công trình chính đặt tại tuyến Pa Vinh thuộc địa phận xã Ít Ong (nay là thị trấn Ít Ong), huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Nhiệm vụ chính của dự án là cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc.

Từ năm 1984, ngành Điện đã bắt đầu lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Thủy điện Sơn La. Vị trí công trình được xác định nằm trên một đoạn sông khoảng 40 km từ tuyến Bản Tả (phía hạ lưu) đến tuyến Pa Vinh (thuộc xã Ít Ong, huyện Mường La). Kết cấu đập bê tông trọng lực được kiến nghị để chống lũ cực hạng (PMF).

Đặc điểm và vai trò nhà máy thủy điện sơn la
Nhắc đến du lịch Tây Bắc, không thể không nhắc đến nhà máy thủy điện Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La hiện vẫn mở cửa cho khách du lịch tham quan những khu vực nhất định, du khách sẽ có dịp chứng kiến sự hùng vĩ của công trình thủy điện hòa vào vẻ đẹp thiên nhiên non nước. Trên đỉnh đồi gần thân đập của nhà máy, một đài tưởng niệm đã được xây dựng để tri ân công sức, mồ hôi, nước mắt của những người tham gia lao động trên công trường thủy điện Sơn La.

Khi tham quan nhà máy, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những gì mà bàn tay con người đã làm nên. Đập thủy điện khổng lồ gần nghìn mét, sừng sững ngăn đôi con sông thành hai phần riêng biệt: màu đỏ ngầu của hạ du và xanh ngắt yên bình của thượng du.

Dòng nước trong xanh ôm lấy những triền núi xanh rì, bản làng trong sương chiều Tây Bắc tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Tham quan nhà máy, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh đẹp hai bờ sông mà còn hiểu rõ hơn về đại công trình đã cung cấp điện cho cả nước. Nằm cách thành phố Sơn La 40 km, đường vào nhà máy đã được làm lại tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại.

Để giảm thiểu tối đa rủi ro, người dân và chính quyền nên xem mực nước các hồ thủy điện theo từng giờ cụ thể để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của tất cả nhà máy trên cả nước.

Kết luận

Nhà máy thủy điện Sơn La chắc chắn là một điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung. Cảnh sắc thiên nhiên và đại công trình hòa vào nhau, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình nhưng không kém phần dũng mãnh, thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng thiên nhiên của con người, trí tuệ và năng lực của dân tộc Việt Nam.